Hình thức gửi hàng FCL và LCL là khái niệm không còn xa lạ đối với những cán bộ, nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhưng đối với các bạn mới tìm hiểu về logistics thì đây là những khái niệm còn khá mới mẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu về 2 hình thức gửi hàng này qua bài viết dưới đây và tìm điểm khác nhau giữa FCL và LCL:
FCL (viết tắt của Full Container Load) là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
LCL (viết tắt của Less than Container Load) là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Tìm điểm khác nhau giữa FCL và LCL?
Thứ nhất, về chi phí vận chuyển: LCL có cước phí đắt hơn FCL và được tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc trọng lượng hàng. Chưa kể nhiều chi phí của hàng lẻ được cố định bất kể trong container đó có nhiều hay ít hàng. Tuy nhiên so với việc vận chuyển đường air thì hình thức gửi hàng LCL vẫn tiết kiệm hơn cho chủ hàng.
Thứ hai, về quy trình vận chuyển: Quy trình vận chuyển của hàng LCL phức tạp và mất nhiều thời gian hơn hàng FCL. Người gom hàng phải kiểm đếm lô hàng lẻ khác nhau của các chủ hàng khác nhau, thực hiện hàng loạt chứng từ chỉ cho một container hàng sau đó sắp xếp để giao cho từng chủ hàng. Trong quá trình thông quan, vì trục trặc của một lô hàng nào đó mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khách hàng có hàng trong container đó khiến cho thời gian nhân hàng bị trì hoãn.
Thứ ba, về rủi ro đối với hàng hóa: Hàng LCL làm tăng rủi ro đối với hàng hóa hơn hàng FCL vì dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc hàng hóa khi có nhiều loại hàng hóa đóng chung trong một container.
Như vậy, dựa trên việc tìm điểm khác nhau giữa FCL và LCL, có thể thấy việc lựa chọn sử dụng giữa 2 hình thức này phụ thuộc vào điều kiện, mục đích của người chủ hàng hoặc người nhận hàng như: lượng cung của chủ hàng, quy mô vốn và lượng cầu của người nhận hàng, hoặc đặc tính của loại hàng có phù hợp để tồn kho lâu với số lượng lớn hay không… Một số bất lợi có thể xảy ra khi gửi hàng LCL nhưng nếu việc giúp chủ hàng tiết kiệm một khoản chi phí lớn hơn nhiều so với gửi hàng bằng đường air là chắc chắn thì LCL vẫn là lựa chọn tốt hơn cả, đặc biệt khi bạn tìm được consolidator chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thì khả năng rủi ro luôn được bảo đảm ở mức thấp nhất.
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN ĐỂ ĐƯỢC XEM MIỄN PHÍ VIDEO HƯỚNG DẪN
Miễn phí
Hình thức học: Online
Giáo trình: 1 bài giảng
Cấp chứng nhận hoàn thành
Miễn phí