Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho nhà trung gian hưởng, nhà trung gian căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho nhà xuất khẩu hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. Các tên gọi trong giao dịch L/C giáp lưng.
1. Nhà nhập khẩu hay người mở L/C chủ.
2. Ngân hàng nhà nhập khẩu gọi là NHPH (tức NHPH L/C chủ).
3. Nhà trung gian còn gọi là người thụ hưởng thứ nhất hay người thụ
4. Ngân hàng nhà trung gian còn gọi là ngân hàng trung gian, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng.
5. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gọi là NHTB.
6. Nhà xuất khẩu còn gọi là người thụ hưởng thứ hai, hay người thụ hưởng L/C giáp lưng, người cung ứng, người cung cấp.
7. L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C).
8. L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay L/C đối, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C).
Mặc dù gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.
Giữa L/C chủ và L/C đối không có bất kỳ mối liên hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không liên quan gì đến L/C chủ.
Tuy L/C gốc và L/C đối về cơ bản là giống nhau, nhưng cụ thể có một số điểm khác nhau. Cũng tương tự như L/C chuyển nhượng, khi mở L/C giáp lưng, cần chú ý một số nội dung sau đây:
1. Số tiền và đơn giá ghi trong L/C giáp lưng: Nhìn chung số tiền và đơn giá của L/C giáp lưng đều thấp hơn so với L/C chủ, phần chênh lệch chính là lãi gộp của nhà trung gian.
2. Thời hạn hiệu lực của L/C giáp lưng thường ngắn hơn LC chủ.
3. Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của L/C giáp lưng thường sớm hơn so với L/C chủ.
4. Thời hạn gửi hàng: Về nguyên tắc, thời hạn giao hàng trong L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng không thay đổi so với L/C gốc, vì hàng được giao thẳng từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu (không qua nhà trung gian).
Tuy nhiên, nếu trường hợp hàng được gửi cho người hưởng thứ nhất, từ đó hàng mới được giao cho người nhập khẩu theo quy định của L/C gốc, trong trường hợp này, thời hạn giao hàng phải rút ngắn sao cho người trung gian nhận được hàng và giao hàng cho nhà nhập khẩu đúng hạn.
5. Tỷ lệ bảo hiểm: Tỷ lệ bảo hiểm sẽ cao hơn để có thể đạt được số tiền phải mua bảo hiểm ghi trong L/C gốc.
Đối với một L/C giáp lưng, nếu người trung gian mua với giá FOB và bán với giá CIF, thì nhà trung gian sẽ đứng ra mua bảo hiểm và trả cước vận chuyển, nên sẽ tự định đoạt tỷ lệ hay trị giá bảo hiểm phù hợp với L/C gốc. Do có sự thay thế, bổ sung chứng từ của người trung gian nên thường xảy ra sai biệt về số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 110% trị giá hóa đơn.
a/ Sự giống nhau:
1. Cả hai loại đều liên quan đến một người trung gian là người bán, đều là phương thức thanh toán mua bán qua trung gian.
2. Cả hai loại đều liên quan đến thay thế chứng từ (nội dung thay thế chứng từ là tương tự với L/C chuyển nhượng).
b/ Sự khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng:
1. L/C chuyển nhượng chỉ liên quan đến một L/C, trong khi L/C giáp lưng liên quan đến hai L/C độc lập.
2. L/C chuyển nhượng phải ghi rõ là có thể chuyển nhượng được, trong khi đó L/C giáp lưng là không cần phải ghi tiêu đề “giáp lưng”, thậm chí còn phải giấu kín,
3. L/C chuyển nhượng có thể không gắn trách nhiệm gì đối với ngân | hàng trung gian, còn L/C giáp lưng được mở ra với trách nhiệm của ngân hàng trung gian là ngân hàng phát hành. Đây là điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với chuyển nhượng, bởi vì trong giao dịch giáp lưng hai ngân hàng phát hành hai L/C hoàn toàn độc lập với nhau.
Chính vì vậy, khi một NHTM muốn phát hành một L/C giáp lưng trên cơ sở của một L/C gốc theo yêu cầu của khách hàng thì phải chú ý đến tính chất khác biệt đó của LC giáp lưng để thấy được trách nhiệm của mình.
4. Cả hai loại L/C phải tuân thủ UCP nếu có dẫn chiếu đến, nhưng L/C chuyển nhượng có một điều khoản riêng điều chỉnh (Điều 38 UCP 600), còn LC giáp lưng thì không.
5. L/C giáp lưng cho phép sự linh hoạt nhất định trong yêu cầu chứng từ, nhưng L/C chuyển nhượng không cho phép một ngoại lệ nào.
6. Số lượng chứng từ trong L/C giáp lưng có thể nhiều hơn so với L/C chuyển nhượng.
Quy trình thanh toán LC/ giáp lưng được thực hiện theo các quy trình sau:
(1) Người trung gian ký hợp đồng mua với người xuất khẩu và hợp đồng bán với người nhập khẩu.
(2) Căn cứ vào hợp đồng, nhà nhập khẩu mở L/C không hủy ngang cho nhà trung gian hưởng. L/C này gọi là L/C chủ (hay L/C gốc).
(3) NHPH chuyển L/C chủ tới ngân hàng trung gian.
(4) Ngân hàng trung gian thông báo L/C chủ cho nhà trung gian.
(5) Nhà trung gian yêu cầu ngân hàng trung gian mở L/C giáp lưng dựa trên L/C chủ cho nhà xuất khẩu hưởng.
(8) Sau khi chấp nhận L/C giáp lưng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu,
(9) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình qua NHTB (thông thường NHTB sẽ chiết khấu bộ chứng từ).
(10) NHTB gửi bộ chứng từ đến ngân hàng trung gian để đòi tiền; nếu bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng trung gian sẽ thanh toán.
(11) Ngân hàng trung gian yêu cầu nhà trung gian gửi hóa đơn và hối phiếu của mình để lập bộ chứng từ theo L/C chủ để đòi tiền NHPH.
(12) Người trung gian thay thế chứng từ cần thiết.
(13) Ngân hàng trung gian gửi chứng từ đòi tiền NHPH; nếu chứng từ hợp lệ NHPH sẽ thanh toán bộ chứng từ,
(14) Nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ và hoàn trả tiền cho NHPH.
Đối với Ngân hàng trung gian (NHTG):
Trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C giáp lưng, NHTG vừa đóng vai trò thông báo cho nhà trung gian về L/C gốc vừa đóng vai trò NHPH L/C giáp lưng theo yêu cầu của nhà trung gian nên rủi ro đối với NHTG vừa là rủi ro của NHTB vừa là rủi ro của NHPH như trong một L/C thuần túy
Đối với Ngân hàng thông báo (NHTB):
Ngân hàng xuất khẩu Vì L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Nên quá trình lập và thanh toán L/C gốc cũng nảy sinh những rủi ro tương tự đối với NH thông báo như trong một L/C thuần túy.
Nguồn: Tham khảo
Trainer: MR. THONG
400.000₫
15.000₫
Trainer: MR. THONG
2.000.000₫
1.200.000₫
Trainer: MR. THONG
2.500.000₫
1.500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.800.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.999.999₫