CÁCH BẢO QUẢN VÀ ĐÓNG GÓI CHANH TƯƠI ĐÚNG TIÊU CHUẨN
1. Cách bảo quản chanh xuất khẩu
Chanh là một loại trái cây nhiệt đới có thời hạn bảo quản không quá dài. Do vậy muốn chanh tươi lâu hơn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có biện pháp bảo quản hợp lý. Dưới đây là những phương pháp bảo quản chanh khi xuất khẩu hiệu quả nhất.
1.1 Sử dụng nước Ozone
Ngâm chanh trong nước ozone nồng độ 0,2% có thể làm sạch và giữ trái cây không bị hư hại. Nhiều doanh nghiệp còn thường phun ozone trong suốt quá trình vận chuyển. Cách làm này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn tạo men khiến chanh nhanh chín.
1.2 Giữ mát hoặc làm lạnh
Những loại trái cây nhiệt đới như chanh rất thích hợp với phương pháp này. Khi sử dụng này trái cây sẽ được giữ trong phòng mát với nhiệt độ dưới 20 độ C. Nhiệt độ này cần được duy trì trong toàn bộ quá trình. Nếu muốn thúc đẩy trái cây chín nhanh hơn người ta sẽ tăng lên khoảng 2 độ C. Tuy nhiên đối với trái chanh thì việc này hoàn toàn không cần thiết.
1.3 Bôi sáp bảo vệ
Chanh sau khi thu hoạch thường sẽ loại bỏ phần cuống để tránh trầy xước khi xuất khẩu. Để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, các doanh nghiệp sẽ bôi sáp vào núm cuống. Như vậy cũng có thể làm chậm quá trình chín tự nhiên của trái chanh và ngăn ngừa hư hại do vi khuẩn xâm nhập.
1.4 Dùng bao bì chuyên dụng
Chanh sau khi thu hoạch sẽ được đựng trong thùng chuyên dụng có các lỗ thoáng khí. Những lỗ nhỏ này ngăn cản quá trình hấp hơi và tạo thành khí ethylene khiến chanh nhanh hỏng hơn. Loại hộp này cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu.
2. Cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu
Quy cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Những thị trường khó tính như Châu Âu hay Nhật Bản có quy định nghiêm ngặt về vấn đề này. Tuân thủ theo các tiêu chuẩn của thị trường, cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thu hoạch chanh tươi
Chanh tươi khi đã chín đến một mức độ nhất định (khoảng 75%) sẽ được thu hoạch. Sau khi thu hoạch người ta sẽ tiến hành rửa sạch quả chanh, sáu đó để ráo nước và tiến hành đóng gói. Việc để khô chanh giúp ngăn ngừa hiện tượng hấp hơi, úng nước và không dễ bị thối.
Bước 2: Bọc chanh tươi
Những loại xốp bọc trái cây với kích thước khác nhau sẽ được sử dụng. Những bọc xốp dạng mắt lưới chuyên dùng cũng có thể sử dụng để bọc chanh tươi. Thiết kế dạng vòng lưới này sẽ hạn chế khả năng va đập trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên đối với trái chanh, người ta thường sử dụng túi nilon chuyên dụng hoặc hút chân không để đảm bảo quá trình đóng gói.
Bước 3: Xếp chanh tươi vào thùng xốp/ carton
Những loại thùng xốp hoặc thùng carton chuyên dụng với thiết kế phù hợp sẽ được dùng để đựng chanh xuất khẩu. Người ta có thể xếp chanh vào thùng với số lượng phù hợp với kích thước. Cách sắp xếp ra sao tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Lưu ý là trong suốt quá trình đóng gói, vận chuyển hãy giữ cho trái cây luôn khô ráo. Thùng carton hoặc thùng xốp phải đảm bảo khả năng chống thấm nước, chống ẩm hiệu quả. Không tiếp xúc với nước hoặc ánh nắng mặt trời khiến chanh nhanh hỏng.
Trainer: MR. THONG
400.000₫
15.000₫
Trainer: MR. THONG
2.000.000₫
1.200.000₫
Trainer: MR. THONG
2.500.000₫
1.500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.800.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.999.999₫