CÁCH BẢO QUẢN DƯA LƯỚI VÀ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU ĐÚNG TIÊU CHUẨN
1. Cách bảo quản dưa lưới xuất khẩu
Dưa lưới là loại trái cây ngắn hạn, có năng suất tốt và đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Dưa lưới của Việt Nam được xuất khẩu đến rất nhiều thị trường khác nhau như EU, Nhật Bản,…Trong quá trình xuất khẩu dưa lưới, phương pháp bảo quản cần được quan tâm hàng đầu. Quý khách có thể tham khảo một vài cách bảo quản dưa lưới dưới đây.
1.1. Lưu ý khi thu hoạch
Độ chín khi thu hoạch là yếu tố quan trọng giúp xác định thời gian bảo quản và chất lượng dưa lưới để phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu đi các thị trường xa.
Người ta sẽ phải dựa vào các yếu tố về chỉ số chín thời như: gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống, gân lưới xuất hiện rõ và có mùi thơm để thu hoạch đúng thời điểm. Điều này giúp trái dưa khi đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất và kéo dài thời gian tồn trữ.
Thời điểm thu hoạch dưa lưới tốt nhất vào buổi sáng sớm, không thực hiện vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho quả bị stress, nhanh hư hỏng. Khi thu hoạch phải dùng dụng cụ sắc bén (cắt một nhát), nhẹ nhàng tránh làm trầy xước giảm chất lượng trái. Sau cùng, loại bỏ những trái không đạt yêu cầu về khối lượng và hình dạng, bị sâu bệnh để thuận tiện cho công đoạn đóng gói, bảo quản và vận chuyển, tránh hiện tượng bị nhiễm chéo.
1.2. Bảo quản trong phòng lạnh
Hầu hết dưa lưới chỉ có thời hạn bảo quản khoảng 2 tuần nếu để trong điều kiện thường. Nếu muốn dưa không bị thoát nước nhanh và dễ bị hư hại thì cần tiến hành bảo quản lạnh. Quá trình làm lạnh sẽ hạn chế các trao đổi chất, làm chậm quy trình sản sinh ethylene cũng như ngăn ngừa vi khuẩn. Giữ dưa lưới ở nhiệt độ dưới 5 – 10 độ C và độ ẩm khoảng 95% có thể giúp bảo quản sản phẩm.
1.3. Điều chỉnh nồng độ không khí
Trong không khí xung quanh chúng ta nồng độ oxy chiếm đến 21% còn CO2 chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ. Quá trình hô hấp của dưa lưới diễn ra sẽ khiến nồng độ oxy giảm và dưa nhanh bị hỏng. Cho nên trong phòng bảo quản dưa lưới người ta áp dụng phương pháp điều chỉnh nồng độ không khí. Thông thường phương pháp bảo quản này còn được kết hợp với bao bì đặc biệt và nhiệt độ lạnh.
1.4. Bảo quản bằng bao bì hoặc màng sinh học
Màng sinh học hoặc một số bao bì có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế quá trình thoát hơi nước và hô hấp của trái cây. Màng polymer gốc sinh học hay các lớp sáp phủ sẽ giúp gia tăng thời hạn bảo quản trái cây. Tuy rằng phương pháp này không hiệu quả bằng trực tiếp dùng hóa chất nhưng an toàn hơn. Ngoài ra chúng cũng được đa số các thị trường khó tính chấp nhận.
2. Quy cách đóng gói dưa lưới để xuất khẩu
Nhằm bảo vệ dưa lưới không bị va đập và giữ được độ tươi ngon, người ta rất chú ý đến cách thức đóng gói. Mỗi doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn riêng đối với bao bì đóng gói của mình. Tuy nhiên quý khách có thể tham khảo cách bảo quản dưa lưới và quy cách đóng gói xuất khẩu dưới đây.
2.1. Sử dụng lưới xốp bọc trái cây
Ngoài việc sử dụng màng bọc sinh học thì hầu hết trái cây xuất khẩu sẽ được bọc thêm lớp lưới xốp cũng là 1 cách bảo quản dưa lưới. Lớp lưới xốp này có thiết kế tương đối đặc biệt phù hợp với hình dáng, kích thước của trái cây như dưa lưới. Tác dụng chủ yếu của loại lưới xốp này là ngăn ngừa sự va đập xảy ra trong quá trình vận chuyển.
2.2. Đóng gói vào thùng carton
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa đóng gói dưa lưới xuất khẩu trong thùng carton. Đặc điểm chung của những thùng carton đựng dưa lưới xuất khẩu này như sau:
Nguồn: Sưu tầm
Trainer: MR. THONG
400.000₫
15.000₫
Trainer: MR. THONG
2.000.000₫
1.200.000₫
Trainer: MR. THONG
2.500.000₫
1.500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.800.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.999.999₫