CÁCH ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN VẢI THIỀU XUẤT KHẨU ĐÚNG CHUẨN
1. Cách bảo quản vải thiều xuất khẩu
Vải thiều là một sản phẩm nông nghiệp tương đối phổ biến ở nước ta. Loại trái cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Bắc Giang, Hải Dương,… Bởi vì là trái cây nhiệt đới nên thời hạn bảo quản của vải thiều thường rất ngắn. Muốn đảm bảo vải thiều xuất khẩu vẫn giữ được độ tươi ngon cần áp dụng cách bảo quản phù hợp. Dưới đây là những phương pháp bảo quản vải thiều xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.
1.1 Kiểm tra và xử lý vải thiều với nước Ozone 0.2%
Vải thiều khi đạt đến độ chín nhất định sẽ được nông dân thu hoạch. Sau đó người ta sẽ lựa ra những trái vải đủ tiêu chuẩn về hình thức và đem đi chiếu xạ trong khoảng một giờ đồng hồ. Tiếp theo vải thiều được mang đi ngâm vào trong nước ozone 0.2 % để giúp loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn gây hại. Cuối cùng sau khi ngâm vài phút, quả vải sẽ được đem đi dán nhãn và niêm phong.
1.2 Bảo quản trong phòng lạnh ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp
Vải thiều sau khi được thu hoạch sẽ được để cho khô ráo nước bằng cách dùng quạt gió thổi. Tiếp theo người ta đưa vải thiều vào phòng lạnh để bảo quản trong nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với tiêu chuẩn độ ẩm của vải. Thông thường điều kiện nhiệt độ lý tưởng sẽ là 4 – 5 độ C, độ ẩm không khí 90 – 95%. Trong quá trình bảo quản vải thiều xuất khẩu này có thể thay đổi nhiệt độ, độ ẩm tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng và tình trạng vải.
Lưu ý nhỏ khi bảo quản vải thiều xuất khẩu:
2. Quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu
Đóng gói vải thiều xuất khẩu là quy trình được các doanh nghiệp quản lý rất nghiêm ngặt. Quy trình này không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường nước ngoài. Dưới đây là quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu mà các doanh nghiệp thường áp dụng:
Bước 1: Đầu tiên người ta sẽ thu hoạch vải thiều dựa trên các yêu cầu của thị trường xuất khẩu như màu sắc, kích thước,…Tiếp theo vải được xếp vào các sọt có lỗ để chuẩn bị cho quá trình xử lý trước khi bảo quản. Quy trình này tuyệt đối không được sử dụng đến nước mà thậm chí còn phải dùng quạt gió để giúp vải ráo nước nhanh hơn.
Bước 2: Vải được đem đi khử khuẩn và đóng vào các dạng thùng chuyên nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đóng gói vải thiều xuất khẩu vào sọt nhựa hoặc thùng carton bế lỗ. Vấn đề này tùy thuộc vào tài chính cũng như yêu cầu cụ thể của từng thị trường. Ví dụ nếu xuất khẩu sang Nhật Bản, người ta đóng vào thùng carton với khối lượng từ 5 – 18kg. Đây là quy định của Cục Bảo vệ thực vật và Nhật Bản đối với vải thiều nhập khẩu.
Bước 3: Sau khi đóng gói vào thùng xong thì vải sẽ được đưa đi khử trùng bằng cách xếp lên pallet. Người ta cho vải thiều đi qua các thiết bị khử trùng nhằm đảm bảo thể tích sản phẩm tối đa 38% thể tích của không gian bảo quản. Toàn bộ quy trình xử lý đều được các doanh nghiệp điều khiển tự động hoàn toàn. Cuối cùng vải sẽ được đưa vào kho lạnh để vận chuyển sang các thị trường xuất khẩu vải tiềm năng như Nhật Bản, Trung Quốc, EU…
Nguồn: Sưu tầm
Trainer: MR. THONG
400.000₫
15.000₫
Trainer: MR. THONG
2.000.000₫
1.200.000₫
Trainer: MR. THONG
2.500.000₫
1.500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
500.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.800.000₫
Trainer: NHIỀU GIẢNG VIÊN
2.999.999₫